Phần 3 - Kể chuyện cờ vua dành cho trẻ em

Lúc đầu thế trận như vậy được bày trên đất, có cả "sông" và "núi" ngăn cách. Dần dà thế trận rộng lớn được thu nhỏ lại trên một bàn cờ được chia thành các ô và quân được cách điệu hóa. Từ đó cờ dễ dàng đến với tất cả mọi người, chu du khắp thiên hạ. Các nhà thông thái hết sức thú vị với cách bày trận của mình vì họ cảm thấy chính họ là những thống lĩnh chỉ huy tối cao, chỉ huy toàn bộ ba quân, được dịp phô trương tài nghệ thao lược của mình. Quân của hai bên khôn khéo dàn trận, cố gắng chiếm lĩnh những vị trí xung yếu, lấn dần trận địa đối phương rồi xáp chiến, khi tấn công mạnh mẽ, khi thoái lui chiến lược, lúc bất thần đánh thẳng vào đại bản doanh quân địch để bắt sống vua đối phương, và cũng không ít khi bị bên đối phương "cao tay ấn" đánh cho tơi tả, chạy trốn không còn manh giáp, lại phải nhẫn nhục, kiên trì gom góp tàn quân, gan góc cố thủ, suy tính cơ mưu để phục kích đối phương nhằm chuyển bại thành thắng. Mỗi nhà câm quân vừa có tài thao lược vừa phải nắm bắt mọi ý đồ, mưu mẹo của đối phương. Những tình cảm rất tự nhiên của con người như vui buồn, yêu ghét, tức giận, khoan hòa...đều thể hiện qua cuộc cờ. Trái tim người chơi cờ cũng rung động theo những linh cảm đó, tạo nên niềm say mê không bao giờ dứt.

Học cờ vua tại quận Tân Phú TPHCM
Cờ vua Tân Phú | Hướng dẫn học cờ vua dành cho trẻ em

Previous
Next Post »